Nhảy dù là một môn thể thao mạo hiểm mà người chơi sẽ nhảy khỏi máy bay hoặc thiết bị bay ở trên không, rồi rơi xuống đất dưới tác động của lực hấp dẫn. Khi rơi, người nhảy sử dụng một chiếc dù để giảm tốc độ, nhờ lực nâng khí động học giúp làm chậm quá trình rơi xuống.
Quá trình nhảy dù bắt đầu bằng giai đoạn rơi tự do trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tách khỏi máy bay hoặc khí cầu. Trong giai đoạn này, tốc độ rơi tăng dần, và người nhảy sẽ bung dù ở độ cao được quy định để giảm tốc độ an toàn trước khi tiếp đất.
II. Nguyên lí hoạt động
1. Giai đoạn rơi tự do
Sau khi rời khỏi máy bay hoặc thiết bị bay ở độ cao nhất định, người chơi sẽ ở trong trạng thái rơi tự do, chịu tác động chính từ lực hấp dẫn, khiến họ rơi với gia tốc khoảng 9,8 m/s².
Trong giai đoạn này, vận tốc của người nhảy tăng dần cho đến khi đạt vận tốc giới hạn (khoảng 180-200 km/h), là vận tốc tại đó lực hấp dẫn và lực cản không khí cân bằng nhau.
2. Lực cản không khí
Khi rơi, cơ thể người nhảy chịu một lực cản từ không khí. Lực này phụ thuộc vào tư thế của người chơi, diện tích tiếp xúc với không khí và mật độ không khí.
Ở tư thế nằm ngang, diện tích tiếp xúc lớn, tạo ra lực cản không khí lớn, giúp làm chậm tốc độ rơi và giúp người chơi có thể ổn định trong không trung.
3. Mở dù và lực nâng khí động học
Đến một độ cao nhất định, người chơi sẽ kéo dây để mở dù. Khi dù bung ra, diện tích tiếp xúc với không khí tăng lên đáng kể, tạo ra một lực nâng khí động học, làm giảm tốc độ rơi nhanh chóng.
Lực nâng này hoạt động ngược với lực hấp dẫn, giúp giảm tốc độ rơi về mức an toàn để người nhảy có thể tiếp đất nhẹ nhàng.
4. Hạ cánh an toàn
Với tốc độ rơi đã giảm đáng kể nhờ lực nâng từ chiếc dù, người chơi có thể điều khiển hướng và tốc độ của mình bằng cách điều chỉnh dây điều khiển của dù, đảm bảo đáp xuống mặt đất an toàn.
Chiếc dù giúp giảm tốc độ tiếp đất còn khoảng 5-6 km/h, phù hợp để người nhảy hạ cánh mà không gặp nguy hiểm.
Nhận xét
Đăng nhận xét