CON LẮC NEWTON
1. SƠ LƯỢC VỀ CON LẮC NEWTON
- Nguyên lý hoạt động: Dựa trên các định luật bảo toàn động lượng.
- Cấu tạo: Gồm một số quả cầu kim loại (thường là 5) được treo thẳng hàng và có thể dao động. Khi một hoặc nhiều quả cầu ở đầu bị nâng lên và thả xuống, chúng sẽ va chạm vào các quả cầu đứng yên ở giữa.
- Quá trình hoạt động diễn ra như sau:
- Khi quả cầu đầu tiên được nâng lên và thả xuống, nó sẽ va chạm vào quả cầu kế tiếp. Trong quá trình va chạm, động lượng và năng lượng của quả cầu này được truyền qua các quả cầu đứng yên ở giữa.
- Động lượng và năng lượng được truyền đi gần như không mất mát qua các quả cầu đứng yên ở giữa do nguyên lý bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng.
- Quả cầu ở đầu đối diện nhận toàn bộ động lượng và năng lượng từ quả cầu đầu tiên và sẽ bật lên với một độ cao gần bằng với độ cao ban đầu của quả cầu đầu tiên.
- Nếu thả nhiều quả cầu cùng lúc, một số lượng tương ứng quả cầu ở đầu đối diện sẽ bật lên.
- Theo lí thuyết, nếu Con lắc Newton được đặt trong hệ kín thì các quả cầu có thể duy trì chuyển động mãi mãi. Tuy nhiên, trong thực tế khi các quả cầu chuyển động sẽ tương tác với môi trường bên ngoài vì vậy dao động của các quả cầu sẽ tắt dần.
2. GỢI Ý THIẾT KẾ CON LẮC NEWTON
- Chuẩn bị
- Que kem
- Bi
- Chỉ
- Keo
- Súng bắn keo
- Các bước thực hiện
- Bước 1: Dùng keo dán các que kem với nhau tạo thành đế của con lắc.
- Bước 2: Dán 4 que kem đứng làm chân giá cùng các que xung quanh để chân được vững và làm giá đỡ ở phía trên chân giá.
- Bước 3: Cắt chỉ thành các đoạn với độ dài phù hợp và bằng nhau, sau đó dùng keo cố định chúng vào viên giữa đoạn dây.
- Bước 4: Dùng keo cố định 2 đầu sợi dây vào 2 bên của giá đỡ.
Nhận xét
Đăng nhận xét